nệm cao su

Nệm cao su là gì? Tổng hợp những loại nệm cao su phổ biến

Nệm cao su là loại nệm không khó để bắt gặp trong nhiều không gian ngủ hiện nay, từ nhà ở, biệt thự cho đến khách sạn, resort,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự biết khái niệm nệm cao su là gì cũng như những phân loại của nó. Trong bài viết sau đây, Gummi sẽ làm rõ những thắc mắc mà bạn đọc đang quan tâm về nệm cao su!

tìm hiểu về dòng nệm cao su
Nệm cao su là dòng nệm được yêu thích hiện nay

1. Nệm cao su là gì?

Nệm cao su được biết đến nhờ khả năng đàn hồi cực tốt, êm ái và thân thiện với môi trường cũng như người sử dụng. Trên thị trường ban đầu chỉ có nệm cao su thiên nhiên. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất, nệm cao su nhân tạo mới được ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thực chất, nệm cao su có phần lõi làm từ cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp (còn được biết đến là ca su nhân tạo). Lớp vỏ của nó có chất liệu vải thun, cotton hay những chất vải cao cấp khác.

nệm cao su là gì
Nệm cao su đem đến cảm giác êm ái cho người sử dụng

2. Phân loại nệm cao su

Sau khi tìm hiểu nệm cao su là gì, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc chúng được phân loại như thế nào. HIện nay, nệm cao su được biết đến với nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su nhân tạo và nệm cao su Visco latex.

2.1. Nệm cao su thiên nhiên

Nệm cao su thiên nhiên là loại nệm không còn xa lạ với nhiều người dùng hiện nay. Chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu thông tin của loại nệm này.

2.1.1. Nệm cao su thiên nhiên là gì?

Nệm cao su thiên nhiên có 100% thành phần làm từ cao su thiên nhiên trải qua quá trình lưu hóa không chứa chất phụ gia. Từ đó, thành phẩm thu được là một khối nệm chắc chắn, dẻo dai, bền bỉ và có độ đàn hồi tốt. Hai phương pháp chính để sản xuất nên nệm cao su thiên nhiên gồm Dunlopillo và Tatalay. Cụ thể:

  • Phương pháp Dunlopillo: Là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay và lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1929. Với phương pháp này, người ta sẽ trộn đều mủ cao su thành bọt rồi đổ lên băng chuyền để đúc khuôn. Qua từng trạm rửa, chất lỏng dư thừa và tạp chất sẽ được loại bỏ. Sau đó, toàn bột bọt sẽ được làm khô nhờ không khí nóng để thu được tấm nệm như mong muốn.
  • Phương pháp Tatalay: Là phương pháp khá mới và chưa thật sự phổ biến ở những đơn vị sản xuất nệm. Với quy trình này, mủ sẽ được chuyển vào khuôn trực tiếp, hàn kín rồi phủ mù dàn đều trên khuôn bằng công nghệ hút chân không. Cuối cùng là công đoạn đông lạnh và gia nhiệt để tạo nên khối nệm bền và chắc chắn.

Những khối nệm này sẽ được làm mát và tháo dỡ, tiếp theo là dán các tấm nệm nhỏ lại với nhau để tạo nên khối nệm lớn với kích thước tiêu chuẩn.

2.1.2. Lợi ích

  • Độ bền cao: Tuổi thọ của nệm cao su thiên nhiên có thể hơn 20 năm mà không ảnh hưởng nhiều về hình dáng, chất lượng và khả năng đàn hồi.
  • Có độ đàn hồi cao, nâng đỡ tuyệt vời: Giúp cột sống được định hình, bảo vệ ở trạng thái tự nhiên nhất.
  • Không gây hại đến sức khỏe và môi trường: Thành phần tự nhiên nên đảm bảo an toàn.
  • Khả năng thoáng khí tuyệt đối: Hai mặt nệm là hệ thống thoáng khí kín phân bổ đều giúp không khí được lưu thông tối đa, đồng thời thấm hút tốt giúp bạn không đổ mồ hôi khi ngủ.
nệm cao su thiên nhiên
Nệm cao su thiên nhiên có khả năng thoáng khí tuyệt đối

2.1.3. Nhược điểm

  • Giá khá cao.
  • Nặng, cồng kềnh nên khó vệ sinh, vận chuyển.
  • Vẫn còn mùi cao su nếu nhà sản xuất chưa khử mùi đúng cách. 

2.2. Nệm cao su nhân tạo

Bên cạnh nệm cao su thiên nhiên, nhiều người cũng quan tâm đến nệm cao su nhân tạo. Hay nói cách khác, đây là giải pháp lý tưởng dành cho những ai chưa đủ khả năng sở hữu chiếc nệm làm từ cao su thiên nhiên.

2.2.1. Nệm cao su nhân tạo là gì?

Nhằm khắc phục những nhược điểm trên nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su nhân tạo đã được ra đời. Loại nệm này được làm từ cao su tổng hợp hoặc polyurethane (PU). Đặc tính của nệm cũng tương tự nệm cao su thiên nhiên nhưng lại kém hơn về độ đàn hồi và thoáng khí.

2.2.1. Lợi ích nệm cao su nhân tạo

  • Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với dòng nệm cao su thiên nhiên.
  • Thiết kế gọn nhẹ hơn giúp người dùng dễ dàng cuộn và hút bụi.
  • Thoải mái, hỗ trợ nâng đỡ tốt cho cơ thể.
  • Có độ bền cao.

2.2.2. Nhược điểm nệm cao su nhân tạo

  • Độ thân thiện với sức khỏe không bằng nệm cao su thiên nhiên. Nhiều sản phẩm còn chứa phụ gia độc hại làm ảnh hưởng không tốt đến người dùng.
  • Ít đàn hồi và thoáng khí hơn nệm cao su thiên nhiên.
nệm cao su nhân tạo
Nệm cao su nhân tạo có xu hướng gọn nhẹ hơn

2.3. Nệm cao su Visco latex

Bên cạnh hai loại nệm phổ biến kể trên, trên thị trường còn bày bán nệm cao su Visco latex. Đây là loại nệm làm từ chất liệu sợi cellulose được tái sinh từ thực vật như tre, mía, đậu nành,… có cấu trúc tương tự cotton. Trong khi đó, cao su latex có đặc tính thuộc trạng thái nhũ tương của những phân tử cao su. Đó là lý do latex được biết đến là mủ cao su nước. Chính sự kết hợp hai chất liệu latex và viscose đã đem đến những sản phẩm nệm đàn hồi tốt, thoáng khí tuyệt vời và chống cháy kháng khuẩn. 

Nệm cao su Visco latex sử dụng chất liệu tái sinh từ thực vật
Nệm cao su Visco latex sử dụng chất liệu tái sinh từ thực vật

3. Làm thế nào để phân biệt các loại nệm cao su?

Mặc dù đã nắm được nệm cao su là gì cũng như đặc trưng của từng loại nệm nhưng nhiều người dùng vẫn khó phân biệt được những dòng nệm cao su phổ biến hiện nay. Điều này dẫn đến nhầm lẫn và không mua về được loại nệm như mong muốn. Do đó, dưới đây là hướng dẫn các tiêu chí dễ phân biệt nhất. 

3.1. Độ đàn hồi

Mỗi dòng nệm sẽ có đặc trưng về độ đàn hồi khác nhau. Nệm cao su thiên nhiên sẽ có tính đàn hồi cao hơn, mềm mại và ôm sát đường cong cơ thể. Trong khi đó, nệm cao su nhân tạo lại có độ đàn hồi thấp, được khuyên dùng cho những ai gặp vấn đề xương khớp hay thích nằm nệm cứng.

3.2. Hình dạng nệm

Nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su nhân tạo có điểm chung là cấu tạo bao gồm hàng nghìn lỗ thông hơi trên bề mặt nệm đem đến sự thoáng khí, thoải mái khi nằm. Do đó, nó hoàn toàn có thể sử dụng trong suốt bốn mùa khi tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè và thoáng mát vào mùa đông. Xét về trọng lượng, nệm cao su thiên nhiên thường có trọng lượng nặng hơn nệm cao su nhân tạo.

nệm cao su tốt không
Nệm cao su thiên nhiên có thiết kế bề mặt gồm hàng nghìn lỗ thông hơi

3.3. Giá thành

Trong ba loại nệm, nệm cao su thiên nhiên có giá thành ở mức cao nhất vì làm hoàn toàn từ 100% cao su thiên nhiên, không lẫn tạp chất và thân thiện với môi trường. Tiếp đến là nệm cao su nhân tạo với nhiều phân khúc giá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhất là những ai không mấy dư dả về ngân sách.

4. Nệm cao su thích hợp cho ai?

Nệm cao su có thể sử dụng cho nhiều tư thế ngủ, tuy nhiên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai ngủ nghiêng. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cảm thấy thoải mái khi nằm sấp hay nằm ngửa. Nếu có thể, hãy cân nhắc những tiêu chí sau trước khi quyết định mua nệm cao su:

  • Nếu bạn có thói quen ngủ nghiêng: Tránh những tấm đệm quá cứng vì có thể khiến lưu lượng máu giảm đi và gây tê ngứa. Thay vì vậy, hãy ưu tiên mức độ thoải mái, mềm mại của bề mặt nệm.
  • Nếu bạn có thói quen nằm ngửa: Lựa chọn nệm có độ cứng vừa phải. Bởi lẽ, nệm quá mềm không đủ hỗ trợ còn nệm quá cứng có thể gây đau lưng.
  • Nếu bạn có thói quen nằm sấp: Lựa chọn nệm có độ cứng trung bình hoặc cứng hơn một chút để cơ thể luôn được nâng đỡ trong tư thế thẳng hàng và không đau nhức mỗi khi thức dậy.
mua nệm cao su
Người có thói quen nằm nghiêng vẫn cảm thấy thoải mái khi sử dụng nệm cao su

>>> Mời bạn đọc:

Bài viết đã giải đáp thắc mắc nệm cao su là gì cũng như những dòng nệm cao su đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua những thông tin mà Gummi cung cấp, bạn đọc sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho giấc ngủ của mình!


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *