Hiện nay nhiều người tiêu dùng thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn nệm cao su hay nệm memory foam. Hai dòng nệm này tuy sở hữu một vài điểm tương đồng nhưng đem đến trải nghiệm giấc ngủ hoàn toàn khác biệt, Trong bài viết này, cùng Gummi so sánh giữa nệm cao su và nệm memory foam để có cho mình lựa chọn ưng ý nhất nhé!
1. Nệm cao su và nệm memory foam là nệm gì?
1.1. Nệm Memory Foam là gì?
Chất liệu memory foam được giới thiệu vào năm 1966 bởi cơ quan hàng không Hoa Kỳ NASA. Sau đó, nệm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nệm. Memory Foam hay còn được gọi là bọt hoạt tính có cấu tạo từ các lớp bọt polyurethane kết hợp với một số chất phụ gia. Trải qua quá trình sản xuất hiện đại, nệm Memory Foam thành phẩm sở hữu sự bền bỉ và dẻo vượt trội. Thậm chí còn dẻo hơn cả kim loại.
Trong hàng không vũ trụ, chất liệu được sử dụng làm lớp lót bên trong áo bảo hộ không gian với nhiệm vụ giảm áp suất trong không gian vũ trụ và bảo vệ cơ thể của phi hành gia trong quá trình di chuyển.
Chất liệu memory foam mật độ cao thường được các nhà sản xuất lựa chọn để làm lõi nệm. Foam mật độ cao đảm bảo tính đàn hồi tốt và tạo sự vững chãi cho toàn bộ nệm. Trong khi đó, thành phần polyurethane mật độ thấp thường được sử dụng làm các lớp nệm lót trên cùng nhằm mang lại sự thoải mái và mềm mại hơn cho nệm. So với loại foam mật độ thấp, foam mật độ cao hiệu quả hơn trong việc ôm sát cơ thể và nâng đỡ cơ thể.
Không chỉ là trải nghiệm giấc ngủ, mật độ của polyurethane cũng quyết định độ bền của nệm Foam. Với mật độ thấp, nệm có thể bị xuống cấp và hư hỏng chỉ sau 2 năm sử dụng. Trong khi đó, với mật độ cao, nệm Foam có thể kéo dài tuổi thọ và không ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ.
Ngoài ra, nệm Foam còn có nhiều ưu điểm khác. Với mức giá thành hợp lý, bạn có thể dễ dàng tìm được chiếc nệm Foam phù hợp với túi tiền. Ngoài ra, nệm Foam có sẵn các độ cứng mềm khác nhau, giúp người tiêu dùng có thể thỏa thích lựa chọn sản phẩm theo sở thích cá nhân.
Tuy vậy, nếu mua 1 nệm Memory Foam mật độ thấp, mặt nệm có thể bị xẹp lún nhanh chóng. Ngoài ra, trong mùa hè, nệm Memory Foam có thể trở nên nóng và hầm bí. Việc vệ sinh lõi nệm cũng có thể gặp một số khó khăn.
Với nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật, nệm memory foam là lựa chọn tuyệt vời cho một giấc ngủ êm đềm và thoải mái.
1.2. Nệm cao su là gì?
Nệm cao su là một trong những dòng nệm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Với chất liệu mủ cao su thiên nhiên, nệm sở hữu độ đàn hồi cao, lành tính và thân thiện với môi trường. Nệm được sản xuất bằng 2 phương pháp chính là phương pháp Dunlop và phương pháp Tatalay.
Nhiều người tiêu dùng thường hay nhầm lẫn giữa nệm cao su tự nhiên và cao su non. Thực tế, cao su non là cao su được làm từ các hợp chất như Polyurethane, Synthetic Rubber và được bổ sung thêm các chất phụ gia để tăng độ đàn hồi, hình dạng cho nệm. Tuy nhiên, cụm từ “cao su non” đã gây hiểu lầm cho nhiều người, khiến họ nghĩ rằng đây là loại nệm được làm từ nhựa cao su thu hoạch khi còn ở trạng thái cây non. Vậy nên nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su non là 2 sản phẩm khác nhau bạn nhé!
2. Nệm cao su và nệm memory foam: Loại nào tốt hơn?
2.1. Khả năng nâng đỡ
Chất liệu foam mang lại cảm giác êm ái tốt hơn so với nệm cao su. Mật độ foam càng cao thì sự nâng đỡ càng tốt. Nệm memory foam là một loại foam đặc biệt có khả năng hấp thụ và phân tán áp lực. Nó ôm sát mọi đường cong cơ thể, giúp giảm tối đa tình trạng đau nhức chân tay, từ đó mang lại sự thoải mái cho giấc ngủ suốt đêm dài.
Nhiều loại nệm foam được sử dụng để làm lớp lót trên cùng cho các sản phẩm nệm lò xo cũng là vì tính êm ái của chúng. Nệm cao su cũng mang lại sự nâng đỡ tốt cho cơ thể. So với foam, nệm cao su có độ cứng cao hơn, không gây cảm giác lún sâu khi nằm. Trên thị trường hiện nay còn có các loại nệm cao cấp với thiết kế nâng đỡ 5 vùng hoặc 7 vùng có thể xác định chính xác các bộ phận cần hỗ trợ và giúp giảm áp trên các vùng trọng điểm này. Từ đó giúp duy trì độ cong tự nhiên khỏe mạnh của cột sống và giảm đau hiệu quả.
XEM THÊM: Nên nằm nệm cao su cứng hay mềm để tốt cho sức khỏe?
2.2. Độ thông thoáng
Một nhược điểm của nệm foam truyền thống là tính giữ nhiệt. Cấu trúc lõi của nệm là các phần tử bọt foam ép chặt với nhau, không tạo ra đủ không gian cho không khí lưu thông và thoát nhiệt. Từ đó, gây ra cảm giác nóng lưng khi nằm lâu. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển công nghệ, đã có những cải tiến để khắc phục vấn đề này.
Một trong những giải pháp là sử dụng gel memory foam kết hợp với mặt vải làm mát (cooling fabric). Gel memory foam có khả năng hấp thụ và phân tán nhiệt, giúp làm mát nhanh chóng và giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi. Mặt vải Cooling cũng có tác dụng giúp duy trì một môi trường mát mẻ, thoáng khí khi tiếp xúc với cơ thể, đem đến giấc ngủ dễ chịu hơn.
Trong khi đó, nệm cao su sở hữu thiết hàng ngàn lỗ thông hơi cùng cấu trúc bọt hở giúp gia tăng khả năng lưu thông khí, tạo độ thoáng mát tối đa. So với nệm memory foam, nệm cao su thiên nhiên vẫn được đánh giá cao hơn về độ thông thoáng.
2.3. Độ vững chãi
Nệm cao su thường có độ vững chãi và độ đàn hồi tốt hơn so với nệm foam. Khi bạn đặt lực tác động lên nệm cao su, mặt nệm sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu mà không gây xẹp lún. Điều này là nhờ cao su có tính chất đàn hồi tự nhiên, giúp nệm duy trì hình dạng và hỗ trợ cơ thể.
Nệm foam có độ cứng thấp hơn cao su nhưng, độ cứng của nệm foam cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào mật độ và loại foam được sử dụng. Các loại foam có mật độ cao thường có độ cứng cao hơn, trong khi foam mật độ thấp có độ mềm mại cao hơn.
Để đo độ cứng của nệm foam, một chỉ số phổ biến được sử dụng là Indentation Load Deflection (ILD). Chỉ số ILD đo lường khả năng nén của nệm khi áp dụng lực lên bề mặt. Giá trị ILD càng cao, nệm càng cứng. Trong trường hợp của nệm cao su, chỉ số ILD thường nằm trong khoảng từ 10 (siêu mềm) đến 14 (bán cứng). Còn đối với nệm foam, giá trị ILD có thể nằm trong khoảng từ 6 đến 45, tùy thuộc vào loại foam và mật độ foam sử dụng.
2.4. Độ bền
Để xác định độ bền của nệm foam và nệm cao su, mật độ của vật liệu chính là một thông số quan trọng. Nếu mật độ của nệm foam hoặc nệm cao su đạt mức trên 4 lbs/cu.ft (pounds per cubic foot) thì cho thấy, nệm có độ bền tốt.
Thông thường, nệm cao su có độ bền vượt trội hơn so với nệm foam, đặc biệt là khả năng duy trì hình dạng và độ đàn hồi ở mức vẹn toàn như lúc vừa mua về. Tuy nhiên, cả hai loại nệm đều được đánh giá có bền cao và sử dụng được trong thời gian từ 7 đến 10 năm, tùy thuộc vào chất lượng của vật liệu và cách sử dụng.
Một dấu hiệu để nhận biết khi nệm foam và nệm cao su non bắt đầu lão hóa là khi chúng trở nên mềm hơn. Khi bạn cảm thấy nệm bắt đầu xẹp lún, mất đi tính năng đàn hồi, thì đó là thời điểm bạn nên thay nệm mới. Để kéo dài tuổi thọ của nệm foam và nệm cao su, nên xoay nệm ba tháng một lần để tránh tác động một phía và giúp phân phối trọng lượng cơ thể đồng đều trên nệm.
Đối với nệm cao su, nên đặt nệm ở môi trường có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp. Nếu thời tiết quá lạnh, nệm cao su có thể trở nên cứng và giòn hơn. Nếu thời tiết quá nóng, cấu trúc tế bào của nệm cao su có thể bị biến dạng. Vì vậy, nên giữ nệm ở một môi trường thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
2.5. Khả năng hấp thụ chuyển động
Khả năng hấp thụ chuyển động cũng là một yếu tố quan trọng khi xem xét tính hiệu suất của nệm. So với nệm cao su, nệm foam có khả năng hấp thụ chuyển động tốt hơn giúp giảm thiểu sự lan truyền rung động từ vùng này sang vùng kia của nệm. Từ đó giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn khi có chuyển động từ người nằm cạnh.
2.6. Giá thành
Nệm foam có giá thành vô cùng đa dạng, chỉ với số tiền 3 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu dòng nệm này.
Nệm cao su thiên nhiên thường đắt hơn nệm foam. Trung bình một chiếc nệm cao su thiên nhiên có giá thành từ 5 triệu đồng trở lên.
2.7. Mùi hôi nệm
Một số nệm mới mua có thể có một mùi khó chịu khi được bóc gói. Đây được gọi là hiện tượng thoát khí. Mùi này có thể xuất phát từ các thành phần hóa học có trong vật liệu nệm, chẳng hạn như chất độn, chất phụ gia hoặc keo dùng để gắn các lớp vật liệu lại với nhau. Ngay cả khi sử dụng các thành phần tự nhiên, như đậu nành, trà xanh hay lô hội, nệm cũng có thể tạo ra một mùi nhất định.
Tuy nhiên, mức độ mùi của nệm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nệm và thành phần chính được sử dụng. Thông thường, mùi hôi nệm sẽ dần dần giảm đi theo thời gian.
Để giảm thiểu mùi khi mua nệm mới, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:
- Đặt nệm ở một khu vực thông gió: Hãy để nệm được thông gió trong một phòng có cửa sổ mở hoặc quạt hút để giúp thoát khí nhanh hơn.
- Sử dụng quạt hoặc máy lọc không khí: Sử dụng quạt hoặc máy lọc không khí để cải thiện và tuần hoàn không khí trong phòng.
- Rửa vỏ nệm (nếu được phép): Nếu vỏ nệm có thể tháo rời và giặt được, hãy giặt sạch phần vỏ để loại bỏ một phần mùi hôi nệm vừa mua về.
- Kiên nhẫn: Trong hầu hết các trường hợp, mùi hôi nệm mới mua sẽ giảm đi và biến mất theo thời gian.
Nếu mùi hôi nệm gây khó chịu hoặc kéo dài quá lâu, hãy liên hệ với nhà sản xuất để được tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!
3. Nệm cao su và nệm memory foam, nên mua nệm nào?
Câu trả là tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu chi tiêu của mỗi gia đình mà bạn cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất. Gummi gửi đến bạn một số gợi ý sau để giúp bạn chọn được chất liệu phù hợp chăm sóc giấc ngủ:
- Nếu bạn thích ngủ nghiêng thì chất liệu phù hợp nhất cho bạn là nệm có độ mềm mại, êm ái cao để được nhận được hỗ trợ tốt nhất cho vùng vai, hông. Nếu bạn nằm sấp hoặc ngửa khi ngủ thì nệm có độ cứng ở mức trung bình là phù hợp nhất.
- Nếu bạn đang bị đau lưng hoặc gặp các vấn đề về xương khớp thì nên chọn nệm cao su thiên nhiên để được hỗ trợ tốt nhất,
- Nếu bạn là người dễ bị đánh thức thì nên chọn nệm memory foam vì chất liệu có khả năng cách ly chuyển động tốt.
XEM THÊM: Nên mua nệm cao su hay bông ép? Nệm nào tốt hơn?
Trên đây là những phân tích khách quan xoay nệm cao su và nệm memory foam. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị xoay quanh 2 loại nệm này rồi nhé!