Lý giải nguyên nhân nệm cao su bị đen và cách khắc phục

Khi sử dụng nệm cao su lâu ngày, chúng ta dễ bắt gặp những vết đen xuất hiện trên bề mặt nệm. Tình trạng này kéo dài khiến nệm trở nên mất thẩm mỹ, mặt khác còn bốc mùi hôi khó chịu. Vậy nệm cao su bị đen do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Gummi sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc này trong bài viết!

tại sao nệm cao su bị đen
Nệm cao su bị đen là tình trạng khiến nhiều người dùng đau đầu

1. Nguyên nhân nào khiến nệm cao su bị đen?

Hiện nay, phần lớn những loại nệm cao su đều được trang bị tính năng chống ẩm mốc, kháng khuẩn. Tuy nhiên dưới tác động của thời gian, không thể tránh khỏi tình trạng nệm cao su bị đen. Vậy do đâu mà xuất hiện tình trạng này ở những chiếc nệm cao su? Dưới đây là 5 nguyên nhân chính phổ biến mà chúng tôi đã tổng hợp.

1.1. Do nệm thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ cao

Với những gia đình có không gian sống nhiều cửa kính hay thường xuyên để ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng, việc nệm bị đen là rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, những tác nhân như bàn ủi, máy sấy,… truyền nhiệt độ cao đến nệm cũng sẽ khiến chúng bị đen dần theo thời gian.

1.2. Không khí ẩm thấp

Khí hậu nước ta thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, nhất là miền Bắc thường xảy ra mùa nồm nên không khí trở nên ngột ngạt, ẩm thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi trên nệm gây đổi màu, nấm mốc, xuất hiện vệt đen,…

1.3. Không thường xuyên vệ sinh nệm

Chúng ta thường có thói quen ngả lưng lên nệm sau khi thấm mệt vì làm một việc gì đó. Lúc này, mồ hôi trên cơ thể rất dễ thấm qua lớp áo và bám vào bề mặt nệm. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, nguy cơ nệm cao su bị đen sẽ tăng lên, thậm chí gây ra mùi hôi, nấm mốc,… 

nguyên nhân khiến nệm cao su bị đen
Nệm cao su sẽ bị đen nếu không được vệ sinh thường xuyên

1.4. Bề mặt nệm dính các chất lỏng

Ngoài những tác động từ môi trường, nệm cao su cũng có thể bị đen theo thời gian sử dụng vì tiếp xúc với những chất lỏng vô tình đổ lên bề mặt. Với từng loại chất lỏng thì cách xử lý cũng sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu và xử lý kịp thời để nệm không bị đen, ố vàng,…

1.5. Nệm bị lão hóa sau thời gian dài sử dụng

Mỗi sản phẩm sẽ có tuổi thọ khác nhau, không ngoại trừ nệm cao su. Dù bạn có bỏ công bảo quản đến đâu thì theo thời gian, nệm cũng sẽ bị lão hóa, mất đi độ êm ái, đàn hồi. Đây chính là thời điểm những vết màu đen mất thẩm mỹ xuất hiện trên bề mặt của nệm.

2. 9+ giải pháp để khắc phục tình trạng nệm cao su bị đen

Có rất nhiều phương án để cải thiện những vết màu đen bám trên bề mặt nệm cao su. Tùy vào mức độ cứng đầu của vết đen để bạn lựa chọn phương án phù hợp. Dưới đây là gợi ý 9+ giải pháp khắc phục nệm cao su bị đen để bạn đọc tham khảo!

2.1. Xử lý vết đen trên nệm cao su bằng nước chanh

Chanh là nguyên liệu dễ tìm và có giá thành cực kỳ phải chăng. Với hàm lượng axit cao có trong thành phần, chanh giúp đánh bay mọi vết bẩn và tẩy trắng hiệu quả. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một chén nước chanh cùng một chiếc khăn sạch. Sau đó, bạn cho khăn nhúng vào dung dịch nước cốt chanh và thoa đều lên bề mặt nệm. Cuối cùng, đem nệm phơi khô trong vài giờ thì bạn sẽ thấy hiệu quả.

sử dụng chanh làm sạch nệm cao su bị đen
Chanh sẽ làm sạch những vết đen bám trên bề mặt nệm

2.2. Dùng cồn để cải thiện nệm cao su bị đen

Nếu những vết đen, nấm mốc bám trên bề mặt nệm khá cứng đầu thì cồn sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn. Bước đầu, bạn hãy làm ướt bề mặt nệm và dùng khăn thấm khô thấm chất bẩn. Sau đó, bạn tiếp tục thêm cồn lên bề mặt rồi lau chúng lại thật sạch bằng khăn khô. Với cấu trúc bọt hở, những vết đen trên nệm sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

2.3. Làm sạch vết đen trên nệm bằng cách sử dụng Baking Soda

Baking Soda là nguyên liệu được mua khá dễ dàng, ngoài công dụng hỗ trợ nấu ăn thì còn khử mùi cực kỳ hiệu quả. Việc bạn cần làm là dùng khăn ướt để làm ấm bề mặt cần lau rồi mới rắc bột lên. Chờ khoảng 30 phút để bột ngấm trên bề mặt rồi dùng bàn chải chà nhẹ. Cuối cùng, bạn lau khô bề mặt nệm là hoàn tất.

cách khắc phục tình trạng nệm cao su bị đen
Baking soda là nguyên liệu không quá khó để tìm

2.4. Khắc phục nệm cao su bị đen bằng bột giặt

Một chất tẩy rửa chuyên dụng mà bất cứ gia đình nào cũng có đó chính là bột giặt. Đầu tiên, bạn hòa tan bột giặt với nước thu được một dung dịch có độ đậm đặc vừa phải. Tiếp theo, bạn lấy một chiếc khăn sạch cho nhúng qua hỗn hợp rồi lau bề mặt nệm nhiều lần để làm sạch vết bẩn. Lưu ý rằng bạn không được đổ trực tiếp hỗn hợp lên trên bề mặt nệm. Bởi lẽ, điều này khiến nệm bị ẩm ướt, xuất hiện mùi hôi khó chịu kèm nấm mốc.

2.5. Dùng hóa chất chuyên dụng

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những hóa chất chuyên tẩy rửa nấm mốc trên nệm như Chlorine Dioxide, amoniac,…. Do đó, sau khi đã xác định được hóa chất cần dùng, bạn tiến hành thoa dung dịch này lên bề mặt cần làm sạch rồi chờ trong vài phút để hóa chất từ từ thẩm thấu. Tiếp theo, bạn dùng bàn chải để thao tác chà sạch vết bẩn trên nệm.

2.6. Sử dụng thuốc tím để xử lý nệm bị đen

Sự kết hợp giữa thuốc tím cùng dung dịch NaHSO3 hứa hẹn sẽ đem đến hiệu quả tuyệt vời đánh bay mọi nấm mốc trên bề mặt nệm cao su. Cụ thể, để khắc phục tình trạng nệm cao su bị đen, bạn chỉ cần lấy dung dịch thuốc tím rồi thoa lên bề mặt nệm cần làm sạch. Sau khi chờ vài phút để dung dịch thẩm thấu hết, bạn mới dùng đến dung dịch NaHSO3. Cuối cùng là giặt lại nệm cho sạch sau khi đã chờ đủ 30 phút.

sử dụng thuốc tím làm nệm cao su bị đen
Thuốc tím sẽ đánh bay những nấm mốc làm đen bề mặt nệm

2.7. Đánh bay vết đen trên nệm bằng nước rửa chén

Thành phần của nước rửa chén có công dụng tẩy rửa và mang đến mùi hương dễ chịu. Do đó, hiệu quả đánh bay những vết đen trên nệm của nó cũng thật sự đáng bất ngờ. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị hỗn hợp bao gồm nước, nước rửa chén và giấm (nếu có). Tiếp theo, bạn lấy một chiếc khăn thấm qua hỗn hợp rồi thoa vào bề mặt nệm bị mốc đen. Khi vết bẩn đã được làm sạch, bạn lau khô nệm và sấy lại.

2.8. Phấn rôm khắc phục nệm cao su bị đen hiệu quả

Ngoài công dụng hút ẩm, khử mùi, phấn rôm còn được biết đến với công dụng chống mốc. Do đó, khi nhận thấy nệm cao su bị đen mà không cách nào khắc phục, bạn hãy dùng đến một ít phấn rôm. Cách làm cũng tương tự như khi dùng baking soda. Cụ thể, bạn làm ấm nệm rồi rắc phấn rôm lên. Sau khi chờ khoảng 30 phút, bạn làm sạch và hong khô nệm.

2.9. Lựa chọn đơn vị chuyên vệ sinh nệm uy tín

Nếu tình trạng nệm cao su bị đen khá nghiêm trọng, bao phủ cả một khoảng lớn thì tốt nhất bạn nên liên hệ với đơn vị vệ sinh. Bằng tay nghề chuyên môn của mình, họ sẽ sớm khôi phục lại dáng vẻ ban đầu của chiếc nệm.

3. Lưu ý khi bảo quản nệm cao su để tránh tình trạng bị đen

Việc khắc phục tình trạng nệm cao su bị đen không quá khó nhưng sẽ lấy đi của bạn thời gian và công sức đáng kể. Do đó, khi có phương án bảo quản nệm của mình luôn được lâu bền, bạn sẽ đỡ phải bận tâm hơn về những nguy cơ tiềm ẩn xảy ra với nệm. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình bảo quản mà bạn cần ghi nhớ: 

  • Luôn giữ cho nệm được sạch sẽ, thông thoáng.
  • Thường xuyên, định kỳ thay chăn ga gối nệm.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh phòng, hạn chế ẩm mốc xảy ra.
  • Tránh đặt những vật có trọng lượng nặng, vật nhọn,… lên trên bề mặt nệm.
  • Không phơi nệm cao su ở dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không đặt bàn là, máy sấy,…. hay những vật có nguồn điện cao khác lên trên nệm.
cách phòng tránh nệm cao su bị đen
Có phương án bảo quản nệm hợp lý để tránh tình trạng mốc đen

>>> Mời bạn đọc:

Bài viết đã đề cập chi tiết về tình trạng nệm cao su bị đen cùng cách khắc phục nhanh và hiệu quả. Hy vọng thông tin Gummi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn giữ được cho nệm của mình luôn bền đẹp như mới!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *