Độ cứng nệm: định nghĩa, cấp độ và cách xác định chuẩn nhất

Bên cạnh chất liệu và tính năng, độ cứng nệm cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng giúp bạn có được giấc ngủ thực sự chất lượng. Vậy độ cứng nệm là gì? Làm sao để lựa chọn được sản phẩm có độ cứng phù hợp với nhu cầu? Mời bạn cùng Gummi giải đáp những thắc mắc liên quan đến độ cứng nệm thông qua bài viết sau đây. 

1. Tổng quan về nệm cứng và nệm mềm

Độ cứng nệm là tiêu chí căn bản để phân loại giữa hai dòng nệm phổ biến: nệm cứng và nệm mềm. Trong đó, mỗi loại sẽ sở hữu những đặc điểm và tính chất cụ thể như sau:

1.1 Nệm cứng

Nệm cứng là thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm được sản xuất từ bông ép hoặc nệm lò xò. Đặc điểm của nệm cứng là bề mặt bằng phẳng, khả năng nâng đỡ tối ưu và độ đàn hồi thấp. Chính vì vậy nên loại nệm này thường được khuyên dùng cho trẻ em – đối tượng sở hữu hệ cơ xương đang trong quá trình phát triển.

nệm cứng là gì
Nệm cứng sở hữu bề mặt bằng phẳng và ít đàn hồi

Một số đặc điểm cơ bản của nệm cứng gồm:

  • Cấu tạo: làm từ các vật liệu có kết cấu vững chắc như bông ép, xơ dừa và khả năng định hình ổn định. Điều này giúp cho sản phẩm nâng đỡ cơ thể chắc chắn hơn khi nằm
  • Kích thước: dao động từ 9 – 15cm (mỏng hơn đáng kể so với các dòng nệm mềm)
  • Đối tượng sử dụng: người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về xương khớp, trẻ em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cơ xương
đặc điểm của nệm cứng
Loại nệm này có kết cấu vững chắc mang đến khả năng định hình ổn định

Bên cạnh đó, nệm cứng cũng đồng thời sở hữu những ưu – nhược điểm mang tính đặc trưng. Ví dụ như:

  • Ưu điểm: trọng lượng nhẹ nên có thể di chuyển và vệ sinh dễ dàng
  • Nhược điểm: độ thoáng khí kém nên có thể gây cảm giác bí bách vào mùa nóng; không phù hợp với người bị vẹo cột sống hay viêm khớp vì có thể khiến cho tình trạng đau nhức trầm trọng hơn

1.2 Nệm mềm

Khác với nệm cứng, các dòng nệm mềm chủ yếu được làm từ mủ cao su thiên nhiên. Ngoài ra còn có nệm lò xo mềm, nệm foam, nệm mút,… Kết cấu sản phẩm thường bao gồm các lớp mút ở bên trong, góp phần tạo độ đàn hồi cao và duy trì cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại khi sử dụng. Đặc điểm này của nệm mềm đã được tận dụng triệt để nhằm tăng khả năng nâng đỡ cơ thể, đồng thời mang đến giấc ngủ êm ái và sâu giấc hơn.

nệm mềm là gì
Nệm mềm có độ đàn hồi cao mang đến cảm giác êm ái khi sử dụng

Một số đặc điểm cơ bản của nệm mềm gồm:

  • Cấu tạo: nệm được làm từ các vật liệu như foam, cao su thiên nhiên,… nên có độ đàn hồi cao, bề mặt êm mềm và nhẹ nhàng nâng đỡ toàn bộ trục cơ thể
  • Kích thước: độ dày của nệm mềm tương đối đa dạng, tiêu biểu nhất là dòng nệm dày 10cm – 15cm – 17cm và 20cm,… Khả năng đàn hồi cũng tỉ lệ thuận với độ dày của sản phẩm
  • Đối tượng sử dụng: phù hợp với hầu hết mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau
đặc điểm nệm mềm
Độ dày của nệm mềm tương đối đa dạng

Tương tự như các dòng nệm cứng, nệm mềm cũng có những ưu – nhược điểm riêng biệt như:

  • Ưu điểm: bề mặt của các dòng nệm mềm thường được đánh giá cao bởi sự mềm mại và khả năng đàn hồi lý tưởng, giúp thư giãn cơ thể hiệu quả suốt đêm dài; kết cấu nệm thoáng khí tuyệt đối; hỗ trợ cân bằng nhiệt cho cơ thể
  • Nhược điểm: không thích hợp với những người thừa cân hoặc thích nằm trên bề mặt cứng, phẳng

2. Độ cứng nệm chia thành mấy cấp độ?

Mỗi loại nệm sẽ có một độ cứng nhất định, chủ yếu phụ thuộc vào kết cấu và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, độ cứng nệm đang được tính theo thang đo từ 1 – 10. Cụ thể:

  • Cấp độ 1 – 2 (siêu mềm): sở hữu thiết kế gồm nhiều lớp và bề mặt nệm cực kỳ mềm mại. Riêng sản phẩm đạt cấp 1 không mấy phổ biến do nâng đỡ kém, trong khi sản phẩm cấp 2 lại tương đối thịnh hành và được nhiều gia đình ưu tiên sử dụng
  • Cấp độ 3 – 4 (mềm): thích hợp với những người có thói quen ngủ nghiêng và cân nặng dưới 59kg. Đây cũng là tư thế thích hợp để giảm tải áp lực lên hệ xương khớp, đồng thời bảo vệ cột sống tối đa
  • Cấp độ 4 – 5 (trung bình): là cấp độ được nhiều người tiêu dùng yêu thích, phù hợp với người thích nằm ngửa hoặc có thói quen nằm nghiêng một bên khi ngủ
các cấp độ cứng mềm của nệm
Độ cứng nệm được chia thành 10 cấp độ khác nhau
  • Cấp độ 6 – 7 (cứng trung bình): phù hợp với hầu hết các mức cân nặng, đồng thời duy trì cảm giác thoải mái và chắc chắn dù nằm ngủ ở bất cứ tư thế nào
  • Cấp độ 7 – 8 (cứng): lựa chọn lý tưởng cho những người có cân nặng lớn, đảm bảo duy trì kết cấu nệm trong mọi hoàn cảnh
  • Cấp độ 9 – 10 (siêu cứng): phù hợp với những người có cân nặng ‘quá khổ’ và người bị đau thần kinh tọa. Hiện nay còn có nhiều dòng nệm siêu cứng dành riêng cho người mắc các bệnh lý về xương khớp, hô hấp,…

Nhìn chung, độ cứng nệm của từng sản phẩm sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thư giãn khác nhau. Do đó, bạn có thể cân nhắc đến tiêu chí này, đồng thời lựa chọn nệm ngủ sao cho phù hợp với cân nặng, sở thích, độ tuổi,… của người sử dụng.

3. Cách xác định độ cứng nệm chuẩn nhất

Để xác định được độ cứng nệm một cách chính xác nhất, người tiêu dùng có thể thử tiến hành theo những động tác sau:

  • Đẩy nệm: dồn toàn bộ trọng lượng của bàn tay và đẩy thật mạnh xuống bề mặt nệm. Lúc này, độ cứng nệm sẽ được xác định dựa trên mức độ lún xuống của bàn tay so với trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, cách làm này còn giúp bạn cảm nhận được độ đàn hồi và sự êm ái của sản phẩm khi chạm vào trực tiếp
  • Đấm vào nệm: ngoài việc chạm nhẹ để cảm nhận độ mềm của bề mặt nệm, bạn cũng có thể dùng tay đấm mạnh vào nệm và quan sát xem bàn tay bị bật ra bao xa
  • Nằm thử: không chỉ giúp bạn xác định được độ cứng nệm, động tác nằm thử còn là cách hữu dụng nhất để biết được sản phẩm có thực sự mang đến cảm giác thoải mái khi nằm hay không. Khi nằm xuống, bạn cũng đừng quên trở mình và thay đổi nhiều tư thế khác nhau như nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp,… 
cách xác định độ cứng mềm nệm
Ngồi hoặc nằm trực tiếp lên sản phẩm là cách xác định độ cứng nệm chính xác nhất

4. Bí quyết lựa chọn độ cứng nệm phù hợp với nhu cầu

Để có thể lựa chọn được một chiếc nệm sở hữu độ cứng lý tưởng, người tiêu dùng nên đánh giá khách quan trên 2 tiêu chí: thể trạng và tư thế nằm ngủ. Cụ thể:

  • Người không bị đau lưng; người có thói quen nằm sấp hoặc ngửa nên ưu tiên sử dụng nệm cứng
  • Người bị đau lưng hoặc có thói quen nằm nghiêng nên ưu tiên sử dụng các loại nệm mềm
  • Người nặng cân sẽ phù hợp với nệm ngủ cứng, trong khi người nhẹ cân sẽ thích
  • Ngoài ra, sở thích của người dùng cũng là một yếu tố nên xem xét khi lựa chọn nệm ngủ
cách chọn độ cứng nệm phù hợp
Người tiêu dùng nên lựa chọn độ cứng nệm phù hợp với thể trạng và tư thế ngủ

>>> Mời bạn đọc:

Trên đây là toàn bộ bài viết của Gummi về đề tài Độ cứng nệm. Hi vọng rằng những nội dung vừa rồi sẽ giúp bạn nắm được định nghĩa, các cấp độ cũng như cách xác định độ cứng nệm chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *