Nệm cao su có cách vệ sinh khá khác biệt so với các loại nệm khác vì chất liệu cao su dễ biến dạng và hư hại nếu không được giặt đúng cách. Trong bài viết này, Gummi sẽ mách cho cách tẩy nệm cao su hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà nhé!
1. Nệm cao su có mấy loại?
Nệm cao su hiện nay được chia thành hai loại chính là nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su tổng hợp (hay còn gọi là nệm cao su nhân tạo).
- Nệm cao su thiên nhiên: Được làm từ 100% mủ cao su thiên nhiên, không chứa hóa chất, phụ gia gây hại cho sức khỏe. Nệm cao su thiên nhiên có độ đàn hồi tốt, độ bền cao và khả năng định hình theo cơ thể người sử dụng. Ngoài ra, nó cũng có khả năng điều chỉnh nhiệt độ và độ thoáng khí tốt, giúp duy trì môi trường ngủ thoải mái và mát mẻ.
- Nệm cao su tổng hợp/nệm cao su nhân tạo: Được làm từ các nguyên liệu công nghiệp, chủ yếu là PU foam (bọt polyurethane). Nệm cao su tổng hợp được sản xuất mô phỏng lại độ đàn hồi và các tính năng tương tự như nệm cao su thiên nhiên. Vì nguồn nguyên liệu sản xuất giá rẻ hơn so với cao su tự nhiên nên nệm cao su tổng hợp sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với nệm 100% cao su thiên nhiên. Tuổi thọ và độ an toàn của nệm cao su tổng hợp cũng được đánh giá thấp hơn so với nệm cao su thiên nhiên.
Cả 2 dòng nệm này đều yêu cầu phương pháp vệ sinh đúng cách để có thể duy trì tuổi thọ lâu dài. Đặc biệt là nệm cao su thiên nhiên. Chi tiết cách tẩy nệm cao su mời bạn tham khảo phần tiếp theo nhé!
2. Hướng dẫn cách tẩy nệm cao su tại nhà
2.1. Loại bỏ mùi nước tiểu
Nệm cao su bị ướt do dính nước tiểu là sự cố không thể tránh khỏi trong các gia đình có trẻ nhỏ hoặc nuôi động vật. Để đảm bảo nệm luôn sạch sẽ và không có mùi hôi, việc làm sạch ngay lập tức ưu tiên số 1. Nếu nước tiểu lưu lại trên nệm trong thời gian dài, vết bẩn và mùi hôi sẽ càng khó để loại bỏ.
Để vệ sinh và loại bỏ vết nước tiểu trên nệm cao su, bạn có thể sử dụng một dung dịch tẩy rửa tự nhiên chứa enzym. Một công thức tự chế dung dịch này bạn có thể dễ dàng làm tại nhà là dung dịch từ vỏ cam hoặc vỏ chanh theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 300g vỏ cam hoặc vỏ chanh vụn, 100g đường nâu, 1 thìa cà phê men, một chai nhựa có dung tích 2 lít và 1 lít nước sạch.
- Bước 2: Đổ đường nâu vào chai nhựa có dung tích 2 lít.
- Bước 3: Cắt vỏ cam hoặc vỏ chanh thành những miếng nhỏ vừa miệng chai và đổ vào chai. Sau đó, thêm men vào.
- Bước 4: Thêm 1 lít nước vào chai. Vặn nắp và lắc chai trong khoảng 30 giây để hòa tan đường.
- Bước 5: Ghi ngày bắt đầu làm dung dịch lên chai. Dung dịch sẽ cần khoảng 2 tuần để phản ứng men (hoặc 3 tháng nếu không sử dụng men). Hãy lắc chai mỗi ngày và đảm bảo nắp chai đóng chặt để tránh tích tụ khí.
- Bước 6: Sau 2 tuần, khi dung dịch đã lên men, hãy lọc phần bã và bỏ nước. Về phần bã vỏ cam hoặc vỏ chanh thì bạn có thể xay nhuyễn trong máy xay.
- Bước 7: Thêm muối nở từ từ vào dung dịch cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
- Bước 8: Đổ hỗn hợp vào một chiếc hộp và đậy nắp để bảo quản.
Dung dịch tẩy rửa từ vỏ cam hoặc vỏ chanh này khá hiệu quả trong việc làm sạch các vết bẩn trên nệm cao su. Khi đã có dung dịch tẩy rửa tự nhiên này, bạn thực hiện tẩy nệm cao su theo các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành cởi bỏ tấm ga giường khỏi nệm ngay lập tức
- Bước 1:Sử dụng một khăn vải hoặc giấy thấm hút để thấm hết nước tiểu.
- Bước 2: Rắc muối nở lên vùng bị ướt để hút hết nước tiểu còn sót lại, và để yên trong khoảng 10-20 phút.
- Bước 3: Xịt một lượng vừa đủ dung dịch tẩy rửa enzym lên bề mặt nệm và để yên trong khoảng 5 phút.
- Bước 4: Thấm khô nệm và rắc muối nở lên một lần nữa, để qua đêm. Sau đó, hút sạch muối nở trên nệm.
Nếu không có dung dịch tẩy rửa từ vỏ cam hoặc vỏ chanh, bạn có thể sử dụng một pha loãng bột giặt với nước hoặc các chất tẩy rửa sinh học không chứa chất tẩy trắng hoặc chất tẩy mạnh. Hãy làm ướt bề mặt nệm và bôi dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn. Sau đó, sử dụng một bàn chải mềm hoặc khăn ướt để chà nhẹ vết bẩn. Rồi lau sạch bằng một chiếc khăn ướt khác và thấm khô lần nữa bằng một chiếc khăn sạch.
Sau khi làm sạch, hãy đảm bảo nệm được sấy khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại..
2.2. Khử mùi nệm cao su hiệu quả
Để khử mùi hôi trên nệm, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tháo và cất gọn ga chăn gối, có thể đặt nệm xuống sàn.
- Bước 2: Sử dụng baking soda (muối nở) rắc đều lên toàn bộ bề mặt nệm. Baking soda có khả năng hút bụi bẩn, hơi ẩm và loại bỏ mùi hôi khỏi nệm.
- Bước 3: Để baking soda trên nệm trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng để cho muối nở có thời gian “làm nhiệm vụ”. Nếu có thể, bạn nên lâu hơn một chút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bước 4: Sử dụng máy hút bụi hoặc bàn chải mềm để hút hoặc quét sạch baking soda trên nệm. Đảm bảo làm sạch kỹ từng phần của nệm để không sót lại bột baking dư thừa.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tạo ra mùi thơm dễ chịu trên nệm, bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào baking soda trước khi rắc lên nệm. Tinh dầu oải hương và tinh dầu cam chanh thường được sử dụng cho nệm, vì chúng không chỉ có tác dụng khử mùi mà còn tạo ra một không gian thư giãn và giúp bạn ngủ ngon hơn.
2.3 Loại bỏ vết bẩn mới
Để vệ sinh nệm cao su vừa xuất hiện các vết bẩn nhẹ, bạn có thể thử các bước sau:
- Bước 1: Pha chế dung dịch tẩy rửa nhẹ bằng cách kết hợp oxy già, xà phòng rửa bát và muối nở (hoặc muối ăn) theo tỉ lệ 2:1:1 hoặc 1:1:1. Hỗn hợp này sẽ tạo ra một dung dịch tẩy rửa nhẹ và an toàn cho nệm cao su.
- Bước 2: Đầu tiên, dùng một chiếc khăn mềm thấm dung dịch tẩy rửa và nhẹ nhàng xoa lên vết bẩn trên nệm. Hãy đảm bảo bạn không dùng quá nhiều dung dịch để tránh làm ướt nệm quá mức cần thiết.
- Bước 3: Tiếp đến là bước làm khô nệm. Hãy đặt nệm ở một nơi thoáng khí và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Việc này giúp nệm khô nhanh hơn và tránh tình trạng nấm mốc.
- Bước 4: Khi nệm đã khô, dùng một chiếc khăn khô sạch để lau nhẹ và loại bỏ cặn bẩn còn sót lại.
Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng một chất tẩy rửa tự nhiên khác, giấm cũng là một lựa chọn an toàn và hiệu quả. Bạn có thể pha chế một dung dịch gồm nước và giấm với tỉ lệ 1:1 Tuy nhiên, hãy nhớ làm một vùng kiểm tra nhỏ trên nệm trước khi áp dụng chất tẩy rửa giấm lên toàn bộ nệm để đảm bảo dung dịch này không gây hư hỏng hoặc làm mất màu sắc tự nhiên của nệm.
2.4. Loại bỏ vết máu
Máu là một loại vết bẩn khá khó tẩy rửa. Để loại bỏ vết máu trên nệm, bạn có thể áp dụng các bước sau:
- Bước 1: Xịt một ít oxy già lên vết máu trên nệm. Hãy xịt một lượng nhỏ oxy già vừa đủ để tránh ướt nệm quá mức.
- Bước 2: Bọt sẽ nổi lên khi oxy già tiếp xúc với máu. Hãy để một lúc để oxy già có thời gian để làm sạch các vết máu còn dính lại.
- Bước 3: Dùng một khăn khô thấm nước để lau nhẹ vùng nệm dơ
- Nếu bạn có dung dịch chất tẩy rửa enzym ngay tại nhà thì bạn cũng có thể dùng dịch dịch này để loại bỏ vết máu.
2.5. Vết nôn
Để làm sạch vết nôn trên nệm cao su, bạn hãy tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng một khăn giấy để loại bỏ chất rắn từ vết nôn trên nệm.
- Bước 2: Sử dụng một khăn khô để thấm hết chất lỏng còn lại trên nệm.
- Bước 3: Rắc muối nở (baking soda) lên vùng vết nôn và để yên trong khoảng 10 – 15 phút. Muối nở giúp hút chất lỏng và loại bỏ mùi hôi.
- Bước 5: Nếu có dung dịch chất tẩy rửa enzym, bạn có thể xịt lên vùng vết nôn và để yên trong vài phút để enzym làm mềm, loại bỏ vết nôn.
- Bước 6: Sau đó, sử dụng một khăn để thấm khô nệm và rắc một lượng muối nở lên vùng vết nôn lần nữa.
- Bước 7: Cho nệm tự khô qua đêm để muối nở hút sạch chất bẩn trên nệm.
Đây là những bước đơn giản và sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nhà để tẩy nệm nệm cao su. Tuy nhiên, nếu vết bẩn khá lớn và khó làm sạch thì lời khuyên của Gummi là bạn nên sử dụng dịch vụ vệ sinh nệm chuyên nghiệp để đảm bảo nệm được giặt đúng cách. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều mẹo hay chăm sóc nhà cửa rồi nhé!
XEM THÊM:
- Nệm cao su có phơi nắng được không? Bí quyết chăm sóc nệm cao su cực chuẩn
- Giải đáp thắc mắc: Nệm cao su có giặt được không?